Ngô Quyền quê ở đâu
Ngô Quyền quê ở đâu luôn là câu hỏi gây ra nhiều tranh cãi cho các nhà nghiên cứu khoa học, lịch sử. Vậy câu trả lời thực sự thế nào, cũng theo dõi ngay bài viết này của visual-aerials chúng tôi nhé.

I. Tiểu sử Ngô Quyền quê ở đâu?

Ngô Quyền quê ở đâu
Ngô Quyền là người Đường Lâm
Theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại, Ngô Nguyền sinh ngày 12 tháng 3 năm 898 trong một gia đình quý tộc. Cha của ông là Ngô Mân. Ngay từ nhỏ Ngô Quyền đã tỏ ra mình là người có trí lớn. Khi trưởng thành, ông được đánh giá là khôi ngô, cường tráng. Theo như sử cũ có ghi lại thì vẻ người khôi ngô, tuấn tú, mắt sáng như chớp, đi đi vững chắc như cọp, có chí dũng, sức của cơ thể nhấc vạc dơ cao.
Tuy nhiên, vấn đề gây ra nhiều tranh cãi trong những cuộc thảo luận lịch sử chính là Ngô Quyền quê ở đâu? Tại các cuộc hội thảo bàn về quê hương của vua Ngô Quyền thì đa số đều nhất trí quê hương của ông ở làng Đường Lâm. Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến cho rằng quê của Ngô Quyền ở Thanh Hóa hoặc Nghệ An, Hà Tĩnh.
  • Theo Bộ sách Đại Việt sử ký của Ngô Sĩ Liên soạn năm 1479 có ghi chép rằng “họ Ngô, tên húy là quyền, người Đường Lâm. Cha là Mân, làm chức Châu. Thế nhưng, địa danh Đường Lâm theo ghi chép này lại đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau.
  • Trong sách Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu có ghi” Bố Cái Đại vương Phùng Hưng. Tiền Ngô Vương Quyền đều là người làng Đường Lâm”. Như vậy, Đường Lâm này thuộc xã Cam Lâm, huyện Phúc Thọ.
  • Thế nhưng, theo Sách Đất nước Việt Nam của Đào Duy Anh thì có chép Ngô Quyền quê ở Đường Lâm (nay là Phúc Thọ, Hà Nội).
  • Theo Sách An Nam chí lược của Lê Tắc có ghi chép “Ngô Quyền là người Châu Ái”. Cho rằng quê hương của Ngô Quyền loanh quanh giữa vùng Thành Hóa, Nghệ An ngày nay.
Qua những ghi chép lịch sử trên, chúng ta có thể hiểu một số ý như sau:
  • Những căn cứ cho rằng Ngô Quyền quê ở Đường Lâm chưa thực sự thuyết phục, đây chỉ là những căn cứ gián tiếp.
  • Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm kinh đô. Mảnh đất này đã hai lần được chọn là kinh đô, đó là thời An Dương Vương và vương triều nhà Ngô. Vì thế đây có thể là quê hương hoặc gần với quê hương của Ngô Quyền.
  • Trận thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 là trận đánh hay, lưu danh sử sách. Qua đó cho thấy người lên kế hoạch rất am hiểu địa hình, khí hậu nơi đây.
Ngô Quyền quê ở đâu
Lăng vua Ngô Quyền ở Sơn Tây, Hà Nội
Như vậy, có thể thấy câu trả lời Ngô Quyền quê ở đâu vẫn chưa thể chính xác. Hiện nay, nay ngoài vùng Đường Lâm (Hà Nội) có đền và lăng thờ Ngô Quyền thì trên cả nước còn có khoảng 50 nơi khác có liên quan đã lập đền thờ tưởng nhớ vua Ngô Quyền, trong đó tại Hải Phòng có 34 di tích, Thái Bình có 3 di tích, Hà Nam có 1 di tích, Phú Thọ có 1 di tích, Hưng Yên có 3 di tích. Tuy nhiên, tại mảnh đất Cổ Loa, nơi vua Ngô Quyền chọn để định đô thì đến nay vẫn chưa có công trình, di tích nào để tưởng niệm ông và triều đại nhà Ngô.

II. Đại thắng trên sông Bạch Đằng lưu danh sử sách

Ngô Quyền quê ở đâu
Ngô Quyền với chiến trắng trên sông Bạch Đằng
Ngô Quyền quê ở đâu? Theo như những ghi chép trong lịch sử, năm 20 tuổi, Ngô Quyền ngưỡng mộ tinh thần yêu nước của Dương Đình Nghệ nên đã quyết định đi theo. Nhờ mưu cao, mẹo giỏi mà ông được Dương Đình Nghệ yêu mền và trao quyền cai quản Ái Châu.
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị phản quân Kiều Công Tiễn sát hại. Nghe tin, Ngô Quyền đã kéo quân ra thành Đại La để tiêu diệt kẻ phản bội. Lo sợ bị tiêu diệt nên Kiều Công Tiễn đã cầu cứu quân Nam Hán. Lúc bấy giờ, vua Nám Hán đã cho con trai là Hoằng Tháo kéo quân sang giúp nhưng thực chân là muốn chiếm lấy Giao Châu.
Đầu đông năm 938, sau khi dẹp xong bọn phản Kiều Công Tiễn, Ngô Nguyền chuẩn bị toàn lực để đối phó với quân Nam Hán.
Trên sông Bạch Đằng, vùng của biển và hạ lưu, cuộc kháng chiến chống Nam Hán của Ngô Quyền đã diễn ra ác liệt. Cả đoàn quân của Hoằng Tháo khi tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng đều bị quân ta dẫn dắt vào trộn địa bố trí sẵn. Khi đó, Ngô Quyền đã cho quân sĩ đọc cọc nhọn xuống lòng sông và nhử quân Nam Hán vào khu vực này khi thủy triều đang cao. Khi giặc thấy quân Ngô Quyền ít, đi thuyền nhỏ nên tưởng có thể đánh bại, hùng hổ tiến vào sâu. Đến khi thủy triều xuống, Ngô Quyền mới hạ lệnh cho quân ra đánh.

Ngô Quyền quê ở đâu
Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc
Lúc này, thuyền chiến của quân Nam Hán mắc cạn, lần lượt bị cọc đâm thủng. Quân giặc vội vàng tháo chạy còn Hoằng Tháo thì bỏ mạng. Vua Nam Hán lúc này đang cầm quân ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó, đành rút lui. Từ đó, nhà Nam Hán bỏ việc châm lược.
Sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, đất nước bước vào thời kỳ xây dựng trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên văn minh của Đại Việt, của nền văn hóa Thăng Long, của kỷ nguyên phá Tống, đuổi Minh. Có thể nói rằng, trận chiến trên sông Bạch Đằng chính là cơ sở cho việc phục quốc.

III. Ngô Quyền – vị vua Nhà nước quân chủ đầu tiên trong lịch sử

Cho dù đáp án câu hỏi Ngô Quyền quê ở đâu vẫn đang bỏ ngỏ thì công lao của ông với chiến thắng Bạch Đằng hiển hách vẫn luôn là mốc son quan trọng trong việc khẳng định vị thế của nước Nam sau hơn 1000 năm chịu sự đô hộ của phương Bắc.
Ngô Quyền không chỉ được ghi vào sử sách của dân tộc với tư cách là vị tướng giỏi mà còn bởi vai trò là là người mở nước, xưng vương tạo đà cho nền độc lập, lâu dài của đất nước.

Ngô Quyền quê ở đâu
Ngô Quyền xây dựng nhà nước theo chế độ quân chủ
Sau khi chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, Ngô Quyền bắt tay vào xây dựng đất nước. Ông xưng Vương và bãi bỏ chức tiết độ sứ, chọn vùng đất Cổ Loa làm kinh đô. Ngô Vương đặt ra nhiều chức quan văn, quan võ và các nghi lễ trong triều đình; mở ra thời đại trị vì đất nước theo chế độ quân chủ. Nhưng tiếc thay, thời gian Ngô Quyền lên ngôi và cai trị đất nước khá ngắn, chỉ 6 năm, từ 939 đến 944. Ông mất khi chỉ trong 47 tuổi.
Để tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân đã xây dựng lăng và đền thờ trên mảnh đất Đường Lâm. Ngày nay, đây chính là một trong những di tích lịch sử được nhiều người đến thăm và nhận được sự quan tâm của giới yêu sử.
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu được rõ hơn Ngô Quyền quê ở đâu cũng như chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của chúng tôi để có thêm những kiến thức hữu ích nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết.