Axeton là gì
Axeton có lẽ là hợp chất không còn quá xa lạ với các chị em khi được ứng dụng nhiều trong việc làm đẹp. Vậy axeton là gì? Ngoài tác dụng làm đẹp thì nó còn có những công dụng nào khác? Cùng visual-aerials.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

I. Axeton là gì?

Axeton là gì
Axeton được dùng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp
Axeton là một hợp chất hữu cơ, có công thức hóa học là (CH3)2CO. Chúng là chất lỏng không màu, dễ cháy và bay hơi nhanh, có mùi đặc trưng. Hợp chất hữu cơ này tan trong nước và là dung môi dùng để làm sạch trong phòng thí nghiệm, đồng thời axeton cũng là thành phần hoạt chất của sơn móng tay.
Axeton được tổng hợp trong phòng thí nghiệm nhưng cũng có thể tồn tại ở thiên nhiên như trong không khí, ruộng đất.
Trong cơ thể người, axeton được sản sinh và đào thải thông qua quá trình trao đổi chất, thường có trong máu và nước tiểu. Axeton được tạo ra từ các cơ quan và quá trình chuyển hóa thực phẩm, được nước tiểu đào thải ra ngoài. Nếu axeton không được đào thải có thể gây ra hiện tượng choáng váng, do lượng axit trong máu lên cao.

II. Mục đích sử dụng axeton

Những ứng dụng của axeton là gì, cùng tìm hiểu sau đây:

1. Trong công nghiệp

  • Trong lĩnh vực công nghiệp, axeton là một dung môi phổ biến, được dùng trong sản xuất nhựa, sơn, chất dẻo… Đồng thời chúng còn được dùng làm dung môi trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, là thành phần tá dược của một số loại thuốc.
  • Axeton là dung môi tốt cho nhựa, sợi tổng hợp. Chúng được dùng để pha loãng nhựa, sử dụng trong một số chất tẩy rửa, dụng cụ làm sạch.
  • Axeton dùng để pha keo epoxy 2 thành phần trước khi đóng sắn, được dùng như một thành phần dễ bay hơi của sơn.
  • Axeton dùng như một chất tẩy nhờn nặng, rất hữu ích trong việc làm sạch kim loại trước khi sơn, cùng như loại bỏ nhựa thông sau khi hàn.

2. Trong phòng thí nghiệm

Axeton được dùng trong một số chất tẩy rửa
  • Trong phòng thí nghiệm, axeton được dùng là dung môi cực aprotic trong nhiều phản ứng hữu cơ.
  • Do giá thành rẻ, dễ bay hơi, dung môi axeton còn được dùng làm chất tẩy rửa các dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm.

3. Trong làm đẹp, y dược

  • Axeton là một hóa chất được dùng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp, đặc biệt là làm móng. Nó còn được dùng trong một số loại thuốc, kỹ thuật làm đẹp và được xếp vào loại phụ gia thực phẩm, bảo quản thực phẩm.
  • Bên cạnh đó, axeton còn dùng để lột da bằng hóa chất.
  • Axeton cũng là thành thành phần chính trong chất rửa sơn móng tay, tẩy keo dính, chất tẩy gốm sứ, thủy tinh.
  • Ngoài ra, axeton còn được ứng dụng trong việc in ấn nghệ thuật.

III. Axeton có độc hại không?

Axeton có thể gây ra tình trạng đau đầu, nôn mửa nếu nuốt hay hít quá nhiều
Mặc dù axeton có nhiều tác dụng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống, nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì nó có thể gây ra một số tác hại như:
  • Nếu người dùng hít hoặc nuốt phải một lượng axeton có thể gây ra những phản ứng như khó thở, nôn ra máu, tim đập nhanh…
  • Nếu để axeton dính vào mắt sẽ gây ra tổn thương cho giác mạc, về lâu dài có thể dẫn đến mù lòa hoàn toàn.
  • Ngoài ra, axeton cũng khiến hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng, khiến tri giác không còn linh hoạt, người uể oải, buồn ngủ và có thể hôn mê.
  • Một số điều bạn cần lưu ý là axeton bắt lửa cực nhanh, dễ gây cháy nổ nên khi cần dùng chúng trong môi trường thoáng, tránh xa các nguồn nhiệt.

IV. Cách sử dụng axeton an toàn

Axeton được nghiên cứu rộng rãi và công nhận là độc cấp tính, mãn tính thấp nếu không may uống hay hút vào. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe bản thân khi không may tiếp xúc sai cách với axeton, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
  • Nếu được hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc hoặc hít axeton.
  • Nếu công việc cần phải tiếp xúc với axeton thì nên trang bị các đồ bảo hộ như áo dài tay, khẩu trang, kính bảo hộ…
  • Nên để axeton ở nơi khô ráo, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.
  • Để axeton tránh xa các nguồn dễ chay, ánh nắng mặt trời trực tiếp.

V. Nên làm gì khi bị ngộ độc axeton?

  • Nếu không may nuốt phải axeton, bạn hãy liên hệ cấp cứu nhanh nhất có thể. Trước đó, hãy sơ cứu nạn nhân bằng cách nới lỏng thắt lưng, quần áo mặc trên người… giữ cho nạn nhân không nôn mửa. Với trường hợp này không được dùng miệng để hô hấp nhân tạo nạn nhân.
  • Nếu hít phải lượng axeton cao khiến nạn nhân ngừng thở thì hãy thực hiện hô hấp nhân tạo ngay lập tức và gọi cấp cứu, nới lỏng quần áo nạn nhân.
  • Nếu để axeton tiếp xúc trực tiếp với da thì cần sát trùng bằng xà phòng và nước sạch ngay lập tức. Hãy đến gặp bác sĩ da liễu nếu thấy da nổi mẩn, dị ứng…
  • Nếu axeton bắn vào mắt thì cần rửa sạch mắt với nước và gặp bác sĩ nếu có biểu hiện không ổn.
Thông qua những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ axeton là gì cũng như ứng dụng của hóa chất này trong cuộc sống. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi thường xuyên để đón đọc nhiều bài viết bổ ích khác nhé.