Procurement là gì
Trong nhiều doanh nghiệp hiện nay, Procurement là vị trí quan trọng với nhiệm cụ thể là cung ứng hàng, tìm nguồn hàng, mua hàng. Vậy Procurement là gì? Cần những kỹ năng gì để có thể đảm nhận công việc này? Cùng visual-aerials.com giải đáp qua nội dung dưới đây nhé.

I. Procurement là gì?

Procurement là gì
Procurement là lĩnh vực thu mua trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
Procurement có nghĩa là thu mua, đây là quá trình lập kế hoạch, xây dựng chiến lược mua hàng và duy trì hoạt động mua hàng của doanh nghiệp. Đối tượng của quá trình Procurement có thể là nguyên vật liệu, dịch vụ, những thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ và cho cho hoạt động của doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp, hoạt động Procurement được thực hiện bởi bộ phận chuyên trách. Hoạt động thu mua cần được tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Đồng thời hạn chế những sai lệch số lượng và giá thành.

II. Phân biệt Procurement và Purchasing

Có hai thuật ngữ thường được sử dụng khi nhắc đến hoạt động mua hàng, đó là Procurement và Purchasing. Vì thế mà nhiều người vẫn luôn cho rằng 2 thuật ngữ này là một. Tuy nhiên Procurement và Purchasing hoàn toàn khác nhau. Vậy điểm khác biệt giữa Purchasing và Procurement là gì? Cai hai thuật ngữ này có phạm vi, chức năng khác nhau.
  • Nếu Procurement có chức năng là chiến lược thì Purchasing có chức năng chính là quy trình chiến thuật nhằm đạt được hiệu quả mua hàng tốt nhất.
  • Phạm vi hoạt động của Procurement cũng rộng hơn so với Purchasing. Procurement bao gồm các hoạt động trước, trong và sau mua hàng. Còn Purchasing chỉ là tập hợp con của Procurement.

III. Những kỹ năng cần có của Procurement

Tùy thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà Procurement phải có những yêu về về kiến thức, kỹ năng riêng. Tuy nhiên, để làm được nghề này, bạn phải có một số kỹ năng cơ bản như sau:

1. Dự đoán xu hướng thị trường

Khả năng dự đoán xu hướng thị trường sẽ giúp bạn có được chính sách thu mua phù hợp với doanh nghiệp. Nhờ đó giúp tiết kiệm chi phí mua hàng, giảm lãng phí chuỗi cung ứng, gia tăng lợi nhuận.

2. Kỹ năng đàm phán

Công việc Procurement là gì đòi hỏi có nhiều kỹ năng, kiến thức
Có thể nói, đàm phán là kỹ năng cốt lõi của Procurement. Bởi bạn vừa phải là người mua hàng, vừa đàm phán với nhà cung cấp hàng để có được mức giá tốt nhất.
Còn với vai trò của nhà cung ứng, bạn phải thuyết phục khách hàng sử dụng hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp.

3. Sáng tạo, nhạy bén

Thị trường luôn có sự biến động không ngừng, bên cạnh đó nhu cầu của khách hàng cũng luôn thay đổi. Do đó, nếu không nắm bắt được thị trường sẽ khiến bạn thất bại trong hoạt động thu mua.

4. Có kiến thức về hàng hóa

Thông qua những kiến thức về hành hóa, bạn có thể hiểu được sản phẩm cần mua. Từ đó, nhanh chóng tìm được nhà cung cấp phù hợp, mua đủ hàng với mức giá tối ưu nhất.

IV. Một số việc làm mảng Procurement

Lĩnh vực Procurement mang đến rất nhiều cơ hội làm việc hấp dẫn. Dưới đây là một số vị trí tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo.

1. Nhân viên mua hàng

Nhân viên mua hàng (Procurement Executive) có nhiệm vụ là giám sát chiến lược, kế hoạch mua hàng của công ty. Qua đó xác định yêu cầu kinh doanh, xây dựng quy trình đánh giá, đấu thầu với bên cung cấp để tìm được nguồn cung ứng phù hợp.

2. Giám đốc mua hàng

Vị trí này sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ Procurement Manager (quản lý mua hàng) trong việc xây dựng các kế hoạch thu mua. Bên cạnh đó, còn thúc đẩy quá trình tìm nguồn hàng, quản lý nhà cung cấp cùng những rủi ro liên quan, quản lý hợp đồng mua bán để tối ưu hóa chi phí, đạt được hiệu suất cao nhất khi mua hàng.

3. Chuyên viên mua hàng

Cơ hội nghề nghiệp của Procurement rất rộng mở
Chuyên viên mua hàng (Procurement Specialist) cần phải đảm bảo nguyên liệu, dịch vụ cần thiết để có thể duy trì, phát triển hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Hàng hóa sẽ mua từ các nhà cung cấp, tuân thủ theo điều khoản đã được thỏa thuận. Đặc biệt cần phải mang đến lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp qua những thỏa thuận về chi phí mua hàng, thời gian giao hàng.

4. Giám sát mua hàng

Nhiệm vụ của vị trí giám sát mua hàng là quản lý nhân viên mua hàng. Bên cạnh đó, giám sát mua hàng cũng cần tập trung phát triển chiến lược, tìm nguồn hàng, làm việc với nhà cung cấp, phân tích chi phí và tìm phương án đề giảm chi phí mua hàng xuống thấp nhất có thể.

5. Trợ lý giám đốc mua hàng

Trợ lý giám đốc mua hàng (Assistant Procurement Manager) có vai trò là hỗ trợ Procurement Manager (Quản lý mua hàng) trong việc quản lý hoạt động thu mua và những nhiệm vụ khác.

6. Quản lý mua hàng

Quản lý mua hàng (Procurement Manager) là người đứng đầu bộ phận thu mua với vai trò quản lý quá trình thua mua của doanh nghiệp. Đồng thời vị trí còn có nhiệm vụ giám sát, điều hành hoạt động của các bộ phận.

V. Mức lương Procurement cao không?

Nghề Procurement có mức thu nhập tốt
Có lẽ đây là vấn đề được nhiều bạn quan tâm khi tìm hiểu Procurement là gì? Hiện nay mức lương của vị trí này không giống nhau, nhưng thường dao động từ khoảng 8 triệu đến 12 triệu/tháng. Nếu bạn đảm nhận vị trí quản lý thì mức thu nhập có thể lên đến 30 triệu/tháng.
Dưới đây là một số mức lương được phân theo cấp bậc
  • Mới tốt nghiệp khoảng 10 triệu/tháng
  • Nhân viên khoảng 15 triệu/tháng
  • Trưởng phòng khoảng 30 triệu/tháng
  • Giám đốc hoặc cấp bậc cao hơn khoảng 60 triệu/tháng
Có thể thấy bộ phận thu mua của các doanh nghiệp có mức thu nhập rất tốt. Hơn thế, cơ hội thăng tiến của ngành nghề Procurement cũng rất rộng mở. Chỉ cần bạn chú trọng rèn luyện kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp thì chắc chắn thành công.
Qua những thông tin trên đây chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được Procurement là gì, cũng như tiềm năng phát triển của ngành nghề này. Do đó, nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm công việc phù hợp thì đừng bỏ qua lĩnh vực Procurement. Hy vọng bài viết đã mang đến cho những bạn đang tìm kiếm việc làm kiến thức hữu ích. Cảm ơn đã quan tâm đến bài viết.